24 thi thể trôi dạt bờ biển phía Tây Đài Loan là ai?
(Theo phóng viên Wu Shu Wei) Năm ngoái bờ biển phía tây Đài Loan nổi lên nhiều thi thể không rõ danh tính, viện kiểm sát chỉ ra rằng, đây là nhóm người Việt vượt độ trái phép từ Phúc Kiến Trung Quốc tự lái tàu vượt biên nhưng không may gặp nạn trên biển, đối mặt vấn đề chính sách lao động di dân mất cân bằng dẫn tới tình trạng vượt độ trái phép hiện tại chưa có biện pháp ngăn chặn triệt để, thôi thúc Cục Hành Chính cần chú trọng. Ủy viên kiểm sát Ye Da Hua nói, chính phủ đã xem nhẹ tổ “Tổ chức đầu rắn” không ngừng vượt biên trái phép đưa người Việt vào Đài Loan, kết hợp với các hội nhóm của người Việt tại Đài Loan hình thành tổ chức phạm tội xuyên quốc gia có quy mô, trong tương lai có nguy cơ diễn biến thành đường dây buôn người đồng thời cũng là mỗi lo ngại cho an ninh quốc gia.
Cụ thể trong khoảng thời gian từ 27/2 đến 7/4 năm ngoái, bờ biển phía Tây Đài Loan lần lượt phát hiện 24 thi thể không rõ danh tính nổi lên mặt biển. Thông qua báo cáo của ủy viên Ye Da Hua cùng Pu Zhong Cheng, yêu cầu Viện Hành Chính cùng các cơ quan chức năng có liên quan xem xét vấn đề cải thiện, và đốc thúc bên phía Việt Nam xem trọng vấn đề này.
Theo Ủy viên Ye Da Hua, với tính trạng vượt độ trái phép này thì bên phía chính phủ Việt Nam cũng cần có trách nhiệm, nhưng do bên Việt Nam đối mặt với vấn đề vượt biên xuyên quốc gia thái độ tiêu cực, đại sứ quán Việt Nam tại Đài Loan cũng đưa ra ý kiến “do chính sách lao động Đài Loan mất cân bằng, tình trạng làm việc trái phép quá nhiều tạo nên vấn đề”, Viện Hành Chính cũng nghiêm túc nghiên cứu làm thế nào để song phương cùng chung tay tìm ra con đường cụ thể để cải thiện tình trạng trên.
Ye Da Hua nói trong số 24 thi thể nổi lên mặt nước có 10 người quốc tịch Việt, sau khi điều tra phát nhiệm 10 người này cùng 4 người nữa hiện tại đã tháo chạy tổng cộng là 14 người, nhóm người này đã lái thuyền từ Phúc Kiến Trung Quốc qua Đài Loan vào ngày 18 tháng 2, với ý đồ nhập cảnh trái phép nhưng không may do khí hậu khắc nghiệt dẫn đến lật tàu, 10 người c.h.e.t đuối, 4 người còn lại không rõ tung tích đã được Viện kiểm sát địa phương phát thông cáo truy nã, trong số đó có 13 người đã có tiền án quá hạn cư trú, làm việc bất hợp pháp và bỏ trốn.
Đồng thời ông cũng chỉ ra rằng trong 5 năm trở lại đây ( 2019 – 9/2023 ) viện kiểm sát biển bắt được 7 vụ vượt độ trái phép, số lượng người vượt độ bị bắt lên tới 195 người ( chưa tính 14 người trong vụ việc kể trên). đồng thời trong lãnh thổ Đài Loan cũng bắt được số người vượt biên trái phép lên tới 1128, đủ để thấy rằng tổ chức vượt biên này đã phá vỡ tầng kiểm sát trên biển và biên giới Đài Loan, tình hình vượt độ thành công cực kì nghiêm trọng.
Về phía Pu Zhong Cheng chỉ ra rằng việc ngăn chặn các vụ vượt biên trái phép liên quan đến trách nhiệm của nhiều cơ quan. Tuy nhiên, “ba vòng giám sát” được hình thành bởi tuần tra ven biển và ven bờ trước đây được Văn phòng Kiểm toán Quốc gia phát hiện thiếu nhân lực và trang thiết bị, ảnh hưởng đến hiệu quả truy bắt người vượt biên trái phép. Các cơ quan an ninh khác phản đối kế hoạch thiết lập nền tảng liên kết thông tin do Ủy ban biển đề xuất vì họ không muốn tiết lộ nguồn thông tin tình báo. Điều này thể hiện rõ ở việc các nhóm buôn lậu người liên tục đưa một lượng lớn người Việt Nam đến Đài Loan.
Do đó, Viện Giám sát Quốc gia chỉ ra rằng việc người Việt Nam vượt biên trái phép tràn lan là một trong những hiện tượng xuất phát từ sự mất cân bằng trong chính sách lao động di cư của Đài Loan. Các cuộc điều tra trước đây cho thấy những lý do chính khiến người lao động bỏ trốn và làm việc chui không ngoài những yếu tố phức tạp như: Gánh nặng nợ nần do chi phí môi giới cao; Mức lương và điều kiện làm việc thấp cho lao động hợp pháp; Nhu cầu lao động cao trong một số ngành nghề nhất định; Năng lực truy bắt của cơ quan chức năng còn hạn chế
Ngoài ra, 2 vị giám ủy cảnh báo rằng số lượng người Việt Nam nhập cư trái phép cao là do các yếu tố sau:
- Cộng đồng người Việt Nam ở Đài Loan có tính đoàn kết và bài ngoại, đồng thời đã hình thành quy mô tương đối lớn.
- Họ đã phát triển mạng lưới hỗ trợ bao gồm dịch vụ chuyển tiền ngầm và môi giới.
Cần lưu ý rằng những người nhập cư trái phép này có thể tham gia vào các hoạt động như chuyển tiền ngầm, bóc lột tình dục và buôn bán người sau khi đến Đài Loan. Điều này có thể dẫn đến các mối lo ngại về an ninh.